Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến mỗi người chúng ta quay cuồng với những nỗi lo đời thường và guồng công việc không bao giờ hết. Theo đó, áp lực tinh thần thường xuyên ghé thăm là điều không tránh khỏi. Đối với chị em phụ nữ, stress là một trong những tác nhân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sắc đẹp. Tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn tới những bệnh lí, gây mất cân bằng trong cuộc sống và dẫn tới những hệ lụy khó lường. Vậy chúng ta nên làm gì để xóa bỏ stress, cân bằng cuộc sống và giữ được nét xuân?
Vì sao stress ảnh hưởng nặng nề đến cơ thể?
Ảnh hưởng đến não Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến tim Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường.
Ảnh hưởng đến phổi Stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu.
Ảnh hưởng đến mắt Căng thẳng tinh thần có thể dẫn đến mất ngủ, tình trạng mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ, thần sắc kém tươi, cơ thể suy nhược,… Mất ngủ lâu ngày thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt.
Ảnh hưởng đến da Một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến,…
Ảnh hưởng đến lưng, cổ Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược.
Ảnh hưởng đến dạ dày Khi bị stress, những loại hormones có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.
Ảnh hưởng đến đầu Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu óc dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ.
Ảnh hưởng đến chất lượng sống Tác hại cuối cùng, cũng chính là tác hại dai dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…của người bệnh, đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên.
Cách thư giãn tinh thần – xua đuổi stress hiệu quả
Vận động cơ thể Khi áp lực cuộc sống bộn bề gây ra stress, bạn hãy cố gắng dành từ 30 phút đến 1 giờ cho những hoạt động thể dục thể thao như đi dạo, chạy bộ, gym hay yoga… Những hoạt động này sẽ khiến tinh thần bạn thư giãn, thoải mái, nhịp tim đập đều đặn hơn, lượng máu lưu thông và tuần hoàn tốt hơn… Tất cả những điều đó sẽ đánh tan mọi mệt mỏi, lo âu, căng thẳng của bạn.
Nghe nhạc Tác dụng của âm nhạc đối với tinh thần đã được khoa học chứng minh. Không có phương pháp thư giãn nào tốt hơn là nghe bản nhạc mà bạn yêu thích. Ngay khi bạn thấy áp lực, hãy bật một bản nhạc và cảm nhận tinh thần mình dần thư thái hơn.
Shopping Không còn nghi ngờ hiệu quả của phương pháp này mỗi khi chị em thấy tâm trạng tồi tệ. Chắc chắn những muộn phiền sẽ bay đi nhanh chóng như thể bạn đã vứt chúng ở những trung tâm thương mại hay khu mua sắm. Và ắt hẳn, một chiếc đầm hay một đôi giày mới sẽ làm bạn vui trong nhiều ngày sau đó.
Ngắm nhìn thiên nhiên Việc ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên sẽ giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường một cách nhanh chóng. Chuyên gia tâm lý học tại Đại học Washington đã nhận định rằng: “Chúng ta sẽ trở nên tốt hơn về tâm thần và thể chất khi chúng ta gắn kết với thiên nhiên”.
Một giấc ngủ sâu Một giấc ngủ sâu 7- 8 tiếng trong 1 đêm sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng, điều hoà lại các hormones trong cơ thể, từ đó giảm stress hiệu quả.
Hãy cùng FitoHelp “Vượt qua stress- sắc xuân căng đét” nhé!